Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết trung thu tại Việt Nam

nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết trung thu
Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết trung thu

Theo lịch Âm, ngày rằm tháng Tám được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt trăng, giúp người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ em.

Nguồn gốc ngày Tết trung thu

Theo Wikipeadia, Tết Trung Thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng NgaHậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tết Trung thu không biết có tự bao giờ, không có tài liệu lịch sử nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám.

Như đã nói ở trên, Tết Trung thu bắt nguồn từ đời nhà Ðường, vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy, vào 1 đêm khuya rằm tháng tám, trăng tròn vành vạnh, gió mát, trong lúc dạo chơi ngoài thành, nhà vua bỗng gặp một vị tiên giáng thế trong hình hài một ông lão đầu tóc bạc phơ mây trắng.

Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp, một đầu giáp cung trăng, đầu kia chạm mặt đất, ngài liền trèo lên cầu vồng, đi đến cung trăng và dạo chơi chốn cung Quảng. Khi trở về trần gian, vì luyến tiếc khung cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đã quyết định rằm tháng Tám hàng năm là Tết Trung Thu.

Ngày Tết này sau đó đã du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu, người ta làm những chiếc bánh hình mặt trăng để bày cỗ, trang trí đèn hoa rồi nhảy múa ca hát, múa lân tưng bừng trong niềm vui. Có nơi, các bà các cô còn tổ chức thi cỗ, thi làm bánh trung thu. Trẻ em thì rước đèn và nhiều nơi cũng mở cuộc thi đèn, nơi đâu cũng ngập tràn tiếng cười.

Cụ Phan Kế Bính còn lý giải rằng, tục rước đèn có từ đời Tống, tương truyền rằng thời vua Nhân Tôn có con cá chép thành tinh, cứ đêm trăng lại biến thành cô gái đi hại người. Lúc đó ông Bao Công giúp dân làm chiếc đèn hình con cá để soi khi đi ngoài đường, khiến con yêu quái cá chép sợ mà không dám hại người nữa. Cụ Phan Kế Bính cũng giải thích thêm: “Lời ấy huyền hoặc lắm, vị tất đã thật”.

Ngày nay, nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao nhất, đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả đầy màu sắc…

Các nhà văn hóa thôn, xóm, trung tâm thương mại ở thành phố lớn đều tổ chức các hoạt động riêng cho trẻ em, các bậc phụ huynh thường dẫn con cái đến vui chơi, đây là dịp mà con trẻ giao lưu, chơi đùa thỏa thích.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu, các họa tiết đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ I, có niên hiệu khoảng 2500 năm. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã chính thức được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức một cách xa hoa trong phủ Chúa mà tập ký “Tang thương ngẫu lục đã miêu tả.

Trong cuốn “Bắc Kỳ tạp lục” được viết bởi Henri-Emmanuel Souvignet và xuất bản năm 1903 đã mô tả một cách ngắn gọn: “Ngày 15 tháng Tám âm lịch, Tết Trung thu, trong ngày này mọi người làm và ăn những chiếc bánh có hình mặt trăng” (bánh nguyệt hay bánh mặt trăng, sau này gọi chung là bánh trung thu).

Còn theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ thời xa xưa, người dân Á Đông coi Mặt Trăng là vợ và Mặt Trời là chồng.

Họ cho rằng Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần một tháng, vào cuối tuần trăng. Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện khi nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Vì thế, mặt trăng là âm tính, ám chỉ phụ nữ và đời sống vợ chồng. Nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất vào ngày rằng tháng Tám nên dân gian làm lễ mở hội Tết Trăng Tròn.

Đọc thêm: Thú vị Tết trung thu ở các quốc gia khác trên thế giới

Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt sẽ mở hội vào mùa thu tháng Tám, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, cứ tới mùa thu là các cặp đôi tìm ý trung nhân và cử hành hôn lễ, xây dựng gia đình.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu, tại sao còn gọi là Tết đoàn viên

Trải qua ngàn năm văn hiến, con người luôn cho rằng có mối liên hệ mật thiết giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết thể hiện cho niềm vui và nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly, từ biệt. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trăng tròn là biểu tượng của ngày tết Đoàn Viên
Trăng tròn là biểu tượng của ngày tết Đoàn Viên

Theo phong tục người Việt, trong ngày vui này, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau, tràn ngập niềm vui, cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Nhà văn Nguyễn Du cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:

Khi chén rượu khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên

Ngoài ý nghĩa là ngày vui cho mọi người, Trung thu còn là dịp để người ta tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia theo sắc màu của mặt trăng.

  • Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó mùa tằm tơ sẽ bội thu
  • Trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, bão lũ
  • Trăng thu màu cam, trong sáng vằng vặc thì đất nước sẽ thịnh trị.

Xem thêm: Trung thu xưa và nay khác nhau như thế nào?

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Tết trung thu. Nếu có nhu cầu về quà trung thu cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline để biết thêm chi tiết nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *